Thước lái ô tô là gì? Khi nào cần bảo dưỡng?
Thước lái ô tô thuộc hệ thống lái ô tô, đảm nhiệm chuyển đổi góc quay từ vô lăng truyền tới bánh trước của xe thông qua thanh dẫn động lái.. Đồng thời, thước lái điều hành chuyển hướng ô tô theo sự điều khiển của tài xế qua vô lăng. Thước lái ô tô là một bộ phận quan trọng cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, thực tế có nhiều người sử dụng xe ô tô vẫn chưa biết thước lái là gì? Khi nào cần bảo dưỡng bộ phận này.
Thước lái ô tô là gì?
Thước lái ô tô là một bộ phận quan trọng có nhiệm vụ giúp xe vận hành theo sự điều khiển của người lái thông qua vô lăng. Hiện nay, các nhà sản xuất thường trang bị hệ thống lái với bộ trợ lực giúp tài xế điều khiển xe dễ dàng hơn.
Bộ phận này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành cũng như sự an toàn của hành khách trên xe. Chính vì thế, bạn cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên để tránh khỏi những hư hỏng, trục trặc trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn.
Cấu tạo thước lái ô tô gồm khớp nối trục các đăng, trục quay vô lăng, thanh răng, tay đòn và khớp bẻ lái. Các thành phần của thước lái có vai trò khác nhau, nhưng khi tất cả tập hợp lại thành một hệ thống sẽ giúp việc điều khiển xe ổn định và an toàn.
Phân loại thước lái: thước lái được chia thành 2 loại chính là thước lái có trợ lực bằng điện và thước lái có trợ lực bằng dầu thủy lực. Loại trợ lực bằng điện có thêm bộ điều khiển trợ lực , còn loại trợ lực bằng dầu thủy lực thì sẽ có thêm bơm trợ lực được dẫn động bằng động cơ.
Thước lái ô tô giúp xe vận hành theo sự điều khiển của người lái thông qua vô lăng (Nguồn: Sưu tầm)
Khi nào cần bảo dưỡng thước lái ô tô?
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn cần bảo dưỡng thước lái ô tô định kỳ sau 6 - 12 tháng hoặc 8.000 - 10.000 km vận hành. Ngoài ra, nếu thấy xe xuất hiện một số dấu hiệu bất thường dưới đây cần đi kiểm tra và thay thế (nếu cần):
- Hiện tượng nặng tay lái xuất hiện khi lái xe tốc độ thấp: Khi tay lái trở nên nặng nề sẽ khiến tài xế mất tương đối nhiều sức lực, thậm chí xảy ra những tình huống không may. Hư hỏng có thể đến từ dầu trợ lực ở mức thấp, hỏng bơm trợ lực hay thước lái,... bạn cần mang xe đến Đại lý ủy quyền để kiểm tra.
- Tay lái trả chậm: Hiện tượng tay lái trả chậm có thể xuất hiện cùng lúc với tay lái nặng. Ngoài ảnh hưởng bởi xe bị thiếu áp suất lốp, góc đặt bánh xe bị sai, hỏng trục quay vô lăng (trục lái), thì còn có thể đến từ hoạt động kém của hệ thống điều khiển trợ lực. Lúc này, bạn nên mang xe đi kiểm tra sớm để tránh hư hỏng phát sinh về sau.
- Vành tay lái bị rơ (rung vô lăng): Sau một thời gian sử dụng, các khớp nối, khớp bẻ lái, trục trung gian, trục các đăng lái,... sẽ bị mòn khiến độ trễ khi lái gia tăng. Ngoài ra ổ bi đỡ truyền động hay lốp bị mòn cũng ảnh hưởng đến sự ổn định của tay lái. Để khắc phục được tình trạng này, bạn cần đưa xe đến đại lý ủy quyền để kiểm tra và thay thế mới.
- Hệ thống lái ô tô phát ra tiếng kêu khi đánh lái: Khi đánh lái phát hiện tiếng kêu ở hệ thống lái thì có thể thước lái đã bị hỏng. Nguyên nhân là do xe bị thiếu dầu trợ lực lái, các khớp nối hoặc các đăng lái bị rơ, bơm trợ lực lái hoạt động kém hoặc trục quay vô lăng (trục lái) bị rơ. Tiếng kêu là dấu hiệu của thước lái bị hư hỏng.
- Thước lái ô tô bị chảy dầu (xe trợ lực bằng dầu thủy lực): Tình trạng chảy dầu có thể do phớt của thước lái bị hỏng, dấu hiệu nhận biết là chụp bụi 2 bên có bị ẩm dầu (sậm màu) bên trong. Nếu phát hiện vấn đề này, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng và nhanh chóng khắc phục để tránh gặp nguy hiểm khi điều khiển.
Bảo dưỡng thước lái định kỳ sau 6 - 12 tháng hoặc 8.000 - 10.000 km vận hành (Nguồn: Sưu tầm)
Việc bảo dưỡng định kỳ theo hạng mục như khuyến cáo của NSX sẽ kịp thời phát hiện dấu hiệu hư hỏng thước lái ô tô, sẽ giúp cho thước lái luôn phối hợp tốt với hệ thống treo và truyền động. Từ đó sẽ giúp cho xe ô tô vận hành an toàn và ổn định hơn, nhất là ở tốc độ cao. Khách hàng có thể đăng ký bảo dưỡng định kỳ tại các đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền Toyota trên toàn quốc. Nếu bạn đang quan tâm tới các dòng xe Toyota thì hãy đăng ký lái thử để được trải nghiệm những mẫu xe đẳng cấp với những tính năng hiện đại, thông minh vượt trội. Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ ngay với Toyota qua:
- Tổng đài tư vấn: 1800 1524 - 0916 001 524
- Email CSKH: [email protected]
>>> Xem thêm:
- Phanh tay điện tử trên ô tô: Cấu tạo, ưu điểm nổi bật và cách sử dụng
- Cần số ô tô: Ý nghĩa các ký hiệu và cách sử dụng cần số
- Dây curoa là gì? Phân loại dây curoa và cách tính độ dài chuẩn
Tag: cầu xe là gì, hệ thống phun xăng điện tử là gì, động cơ đốt trong là gì, trục cam là gì, két nước ô tô là gì, momen xoắn là gì, ắc quy ô tô là gì, mã lực là gì, áp suất lốp là gì, phanh tang trống là gì, cruise control là gì, cảm biến lưu lượng khí nạp là gì, cảm biến áp suất lốp ô tô là gì, hệ thống bôi trơn là gì
Khám phá thêm về Toyota tại: