1. Đạp phanh bỏ ga – đạp ga bỏ phanh

Nguyên tắc "đạp phanh bỏ ga – đạp ga bỏ phanh" giúp tài xế ghi nhớ cách phản ứng nhanh chóng trong các tình huống cấp bách, đảm bảo lái xe an toàn. Người lái chỉ nên sử dụng chân phải để điều khiển bàn đạp ga và phanh, chân trái nên để ngoài (áp dụng dòng ô tô số tự động). Đây là một nguyên tắc đơn giản, tránh nhầm lẫn giữa các chân và kiểm soát việc lái xe trong mọi tình huống.

Đạp phanh bỏ ga – đạp ga bỏ phanh

“Đạp phanh bỏ ga – đạp ga bỏ phanh” - Quy tắc đơn giản nhưng quan trọng để duy trì an toàn khi lái xe (Nguồn: Sưu tầm)

2. Nguyên tắc 3 giây

Quy tắc 3 giây duy trì khoảng cách an toàn giữa các phương tiện trên đường, đặc biệt là khi di chuyển dưới các tín hiệu đèn giao thông. 

Khi thấy đèn xanh còn khoảng 3 giây, tài xế nên chuẩn bị dừng lại để tránh việc phanh gấp đột ngột gây nguy hiểm cho các xe phía sau. Ngược lại, Khi đèn đỏ còn 3 giây, người lái nên chuẩn bị chuyển chân qua ga và nhấn thật nhẹ nhàng để giúp xe di chuyển từ từ, tránh tăng tốc đột ngột có thể gây nguy hiểm cho xe phía trước, lái xe an toàn!

Nguyên tắc 3s

Nguyên tắc 3s giúp duy trì khoảng cách an toàn và phản ứng linh hoạt trên đường phố (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm:

3. Lội nước theo sau

Khi gặp đoạn đường bị ngập, đừng vội vàng vượt lên phía trước mà hãy chạy phía sau xe khác để quan sát tình hình. Khi theo dõi xe phía trước, bạn có thể nhận ra mức độ sâu của nước và xác định xem đoạn đường đó có an toàn để đi qua hay không.

Dưới đây dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hỗ trợ tài xế vượt qua tình trạng xe lội nước trong điều kiện khó tránh khỏi, lái xe an toàn:

  • Dấu hiệu nhận biết: Nước ngập đến nửa bánh xe khoảng 20 - 25 cm là an toàn
  • Cách xử lý:
    • Đi từ từ tránh tạo sóng, nước sẽ dâng cao hơn trục bánh xe và có thể đi vào họng lấy khí bên ngoài của động cơ
    • Tắt điều hòa (AC) để giúp động cơ không gánh thêm phụ tải của AC
    • Sau khi qua khỏi vùng ngập nước, dừng xe vào nơi an toàn và kiểm tra xem có rác vướng vào quạt giải nhiệt két nước phía trước không, hoặc có bị rơi mất biển số không
    • Nếu lội nước quá lâu, có thể ảnh hưởng đến má phanh, dẫn đến hiệu quả phanh kém. Cần đi chậm và rà phanh liên tục để làm khô phanh

Nếu xe phía trước đi qua an toàn, bạn có thể tiếp tục đi theo với sự tự tin hơn. Ngược lại, nếu xe phía trước gặp khó khăn hoặc phải quay lại, bạn cũng nên cân nhắc việc quay lại hoặc tìm lối đi khác. Việc quan sát kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tránh được rủi ro, đảm bảo an toàn cho chính mình và các phương tiện khác.

Lội nước theo sau

Hãy quan sát và học hỏi từ xe phía trước để điều khiển xe một cách an toàn khi đi qua các đoạn đường ngập (Nguồn: Sưu tầm)

4. Chó tránh đuôi, bò tránh đầu

Khi lái xe trên đường, việc tài xế bất chợt gặp phải động vật không phải là điều hiếm gặp, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn. Để xử lý tình huống lái xe an toàn, nguyên tắc "Chó tránh đuôi, bò tránh đầu" tài xế cần rà phanh giảm tốc độ, đảm bảo an toàn không có người và xe bên hông hay phía sau trước khi chuyển hướng đột ngột là một lời khuyên hữu ích mà bạn cần nhớ.

Chẳng hạn, tài xế bất chợt gặp đàn chó trên đường, nên đánh lái về phía đầu của chúng. Bởi loài chó thường có xu hướng quay đầu bỏ chạy khi thấy xe đến gần. Ngược lại, khi gặp đàn bò, bạn nên đánh lái về phía đuôi của chúng. Lý do là bò thường có xu hướng chạy thẳng tới khi cảm thấy bị đe dọa hoặc khi nghe tiếng động lớn.

5. Lên số lấy đà, về số bù ga

Khi lái xe, việc lên và về số đúng cách giúp lái xe an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ động cơ xe khỏi hư hỏng. Nguyên tắc "Lên số lấy đà, về số bù ga" là một kỹ năng quan trọng mà mỗi tài xế cần nắm vững.

Khi bạn muốn lên số, hãy lấy đà để xe đạt được tốc độ phù hợp, giúp xe chuyển động mượt mà và hiệu quả hơn. Việc này giúp tránh tình trạng “ép số” khiến động cơ phải làm việc quá sức, gây hại rất nặng cho máy và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng xe bị chết máy giữa đường. 

Ngược lại, khi bạn muốn về số, việc nhả chân ga để giảm tốc độ là cần thiết, duy trì tốc độ động cơ ở mức ổn định, làm cho việc vào số thấp trở nên êm ái và tránh gây sốc cho động cơ. Trước khi về số, bạn cần “bù ga” bằng cách đạp ga thật nhanh. 

Lưu ý: Điều kiện lên số lấy đà, về số bù ga chỉ áp dụng cho xe có hộp số MT, vì hộp số AT đã tự động tính toán việc chuyển số phù hợp.

>> Xem thêm:

Lên số lấy đà, về số bù ga

Khi lái xe, việc lên và về số đúng cách giúp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ động cơ xe khỏi hư hỏng (Nguồn: Sưu tầm)

6. Uống rượu bia, không lái xe

Các nghiên cứu cho thấy, ngay cả khi chỉ uống một lượng nhỏ rượu bia, khả năng lái xe an toàn đã bị ảnh hưởng. Việc uống rượu bia và lái xe không chỉ vi phạm pháp luật mà còn là nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Khi uống rượu bia, khả năng phán đoán và phản xạ của con người bị giảm sút, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình điều khiển phương tiện. 

Nếu đã lỡ đi ô tô thì sau khi uống các chất có cồn, hãy lựa chọn các phương tiện thay thế để trở về nhà an toàn như:

  • Sử dụng dịch vụ taxi hoặc xe ôm công nghệ
  • Nhờ bạn bè hoặc người thân đến đón
  • Đi bộ nếu có thể hoặc dùng phương tiện công cộng

>> Xem thêm: Mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất

Uống rượu bia, không lái xe

Nguy hiểm của uống rượu bia khi lái xe: Hãy lựa chọn các phương tiện an toàn để về nhà (Nguồn: Sưu tầm)

7. Làm chủ tốc độ và giữ vững khoảng cách

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ giao thông vận tải, hơn 80% các vụ tai nạn giao thông xuất phát từ việc tài xế chạy quá tốc độ, không làm chủ tốc độ. Khi tốc độ tăng, khả năng dừng xe kịp thời trước vật cản giảm, đồng thời lực va chạm cũng tăng lên, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn trong các vụ tai nạn. 

Người lái cần quan sát kỹ bảng khoảng cách khi đi trên đường cao tốc giúp người lái có thể ước lượng được khoảng cách với xe phía trước. Đồng thời, khi phương tiện dừng xe phía sau xe khác trong điều kiện tắc đường hay dừng chờ đèn đỏ, người lái nên dừng xe với khoảng cách phù hợp so với xe phía trước, sao cho có thể thấy được biển số xe phía trước, mặt đường đảm bảo lái xe an toàn.

Điều khiển xe ở tốc độ hợp lý giúp bạn giữ được khoảng cách an toàn với xe phía trước và có đủ thời gian để phản ứng khi cần thiết, tránh va chạm bất ngờ. Trong trường hợp xe phía trước đột ngột dừng lại hoặc giảm tốc, bạn sẽ có đủ khoảng cách để dừng xe một cách an toàn, tránh việc kéo theo tai nạn hàng loạt.

>> Xem thêm:

8. Luôn thắt dây an toàn

Dây an toàn giúp giữ vững cơ thể của bạn trong ghế, giảm thiểu nguy cơ chấn thương nghiêm trọng khi xảy ra va chạm. Khi xảy ra tai nạn, lực va chạm đẩy bạn về phía trước với lực rất lớn và dây an toàn là cách giảm bớt tác động, bảo vệ vùng đầu, cổ và cột sống của người lái xe. Do đó, người lái và người ngồi cần tránh cài dây an toàn sai cách như cài dây trước rồi mới vòng qua người hoặc chủ quan không cài dây. Bởi điều này không có tác dụng giữ người lái vào thân ghế khi có va chạm xảy ra.

Thắt dây an toàn

Thắt dây an toàn là điều tiên quyết bắt buộc khi tham gia giao thông bằng ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

9. Luôn cảnh giác và chú ý quan sát đường đi

Khi tham gia giao thông, khả năng phán đoán của tài xế nhanh chóng và phản ứng kịp thời trước các tình huống bất ngờ có thể hạn chế rủi ro tai nạn, đảm bảo an toàn giao thông, lái xe an toàn. Nên nhớ, đoạn đường càng vắng thì tất cả phương tiện sẽ dễ có tâm lý chủ quan hơn. Chẳng hạn: Trời sắp chuyển mưa thì người đi xe máy sẽ đi nhanh và và chạy ẩu hơn hoặc khi đi trên đường cao tốc dài cũng dễ làm cho người lái mất tập trung và buồn ngủ. 

Trong trường hợp tài xế chỉ thiếu tập trung trong vài giây cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây thương tích, thậm chí có thể tử vong. Để tránh tình trạng trên, Tài xế cần cảnh giác những đoạn đường như: ngã tư và vòng xuyến, khu vực đông dân cư và trường học, đường cong và đoạn đường khuất tầm nhìn, điều kiện thời tiết xấu,... hay điều kiện thời tiết xấu, đoạn đường dài, vắng, ít cư dân đi lại. Đồng thời, người lái cần phải liên tục theo dõi các hướng thông qua kính chiếu hậu, để quan sát phía sau cũng như quan sát các điểm mù trên đường.

Luôn cảnh giác và chú ý quan sát đường đi

Giữ khoảng cách, sử dụng gương, quan sát xa và cần tập trung khi lái xe (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm: 13 lời khuyên “VÀNG” lái xe ô tô ban đêm AN TOÀN 

10. Sử dụng đèn báo rẽ chuyển làn đường

Người lái cần chủ động trước khi đổi hướng và bật đèn báo rẽ phản/tráo sớm sẽ giúp cho các phương tiện phía sau chủ động né tránh, biết về ý định tài xế muốn thay đổi làn đường, từ đó tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng và lái xe an toàn trên đường. Việc sử dụng đèn báo rẽ đúng cách không chỉ giúp bạn tránh được những tai nạn đáng tiếc mà còn thể hiện sự tôn trọng và ý thức trách nhiệm đối với người tham gia giao thông khác.

Sử dụng đèn báo rẽ chuyển làn đường

Bật đèn rẽ đúng lúc, tắt đúng chỗ (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Lỗi không xi nhan và mức phạt ô tô, xe máy mới nhất

11. Tăng tốc độ để nhập vào làn đường mới

Việc thay đổi nhiều làn đường cần thực hiện từng làn đường một, tránh việc thay đổi 1 lúc 2 làn đường, gần như đi ngang rất nguy hiểm cho các xe phía sau. Khi bạn cần nhập vào một làn đường mới trong giao thông, việc tăng tốc độ một cách an toàn và hợp lý là rất quan trọng. Sau khi đã quan sát và đảm bảo không có phương tiện khác xung quanh, hãy tăng tốc độ để nhanh chóng để nhập vào làn đường mới, giúp giảm thiểu thời gian bạn chiếm dụng làn đường hiện tại, làm giảm nguy cơ cản trở cho các xe khác, lái xe an toàn. 

>> Xem thêm: Lỗi sai làn đường là gì? Đi sai làn được bị xử phạt như thế nào? 

12. Kiểm tra gương và điểm mù

Gương chiếu hậu và điểm mù là những yếu tố cần thiết để bạn có thể quan sát được mọi diễn biến xung quanh xe một cách đầy đủ và chính xác. Bằng cách thường xuyên kiểm tra và hiểu rõ vị trí của các gương chiếu hậu cũng như điểm mù trên xe của mình, tài xế sẽ giảm thiểu được nguy cơ tai nạn và xây dựng một môi trường giao thông an toàn hơn.

Kiểm tra gương và điểm mù

Tăng cường an toàn giao thông với kiểm tra gương và điểm mù (Nguồn: Sưu tầm)

13. Không sử dụng điện thoại khi lái xe

Có rất nhiều trường hợp sử dụng điện thoại khi đang lái xe dẫn đến những vụ tai nạn đáng tiếc. Đây là một hành vi nguy hiểm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tổn hại đến sức khỏe và các vấn đề liên quan khác. Vì vậy, bạn cần tập trung chú ý hoàn toàn vào quá trình lái xe và những tình huống xung quanh để đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện khác. Hãy cùng nhau thực hiện những hành động đơn giản nhưng cần thiết để giữ gìn sự an toàn trên xa lộ.

Không sử dụng điện thoại khi lái xe

Tập trung vào lái xe để duy trì an toàn giao thông (Nguồn: Sưu tầm)

14. Thường xuyên kiểm tra định kỳ tình trạng xe

Bằng cách thực hiện các kiểm tra định kỳ, tại trung tâm dịch vụ bảo dưỡng xe ô tô chính hãng để được chăm sóc xe hợp lý và tốt nhất. Bạn có thể phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề cơ bản trước khi chúng trở nên nghiêm trọng, lái xe an toàn hơn. Điều này giúp bạn giảm nguy cơ hỏng hóc bất ngờ và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng lâu dài.

Các bước cơ bản trong kiểm tra định kỳ bao gồm kiểm tra dầu nhớt, lốp xe, hệ thống phanh, hệ thống điện và hệ thống làm mát. Việc thực hiện đúng lịch trình và nhắc nhở bản thân thường xuyên kiểm tra sẽ giúp bạn duy trì xe luôn trong tình trạng tốt nhất, đồng thời nâng cao sự an toàn và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.

Bảo dưỡng xe ô tô theo định kỳ

Bảo dưỡng xe ô tô theo định kỳ giúp xe luôn hoạt động tốt và an toàn hơn khi lái xe

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm lái xe an toàn dành cho xế mới, hy vọng với thông tin trên sẽ giúp tài xế nắm rõ quy tắc lái xe, an toàn trong quá trình di chuyển. Tài xế cần đảm bảo quá trình lái xe luôn giữ trạng thái tỉnh táo, đã thắt dây an toàn, làm chủ tốc độ và thật sự bình tĩnh xử lý tình huống bất ngờ, bởi việc chủ quan trong quá trình lái xe là điều không nên có!

Quý khách có thể liên hệ thông tin sau để biết thêm thông tin:

  • Tổng đài tư vấn: 1800 1524 - 0916 001 524
  • Email chăm sóc khách hàng[email protected]

Khám phá thêm về Toyota tại:

Facebook | Youtube | Instagram