Lái xe ô tô ban đêm trên đường nông thôn

Lái xe ô tô ban đêm trên đường nông thôn (Nguồn: Sưu tầm)

Lái xe ô tô ban đêm trên đường đô thị

Lái xe ô tô vào ban đêm trên đường đô thị (Nguồn: Sưu tầm)

Lái xe ô tô vào ban đêm trên đường mắt mèo

Lái xe ô tô vào ban đêm trên đường mắt mèo (Nguồn: Sưu tầm)

1. Di chuyển với tốc độ phù hợp, giữ khoảng cách an toàn

Lái xe ô tô vào ban đêm với tốc độ phù hợp là cách tốt nhất để đảm bảo bạn có nhiều thời gian nhất để phản ứng với bất kỳ điều gì bất ngờ, cho dù đó là động vật trên đường hay đang đến gần biển báo dừng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý giữa khoảng cách ba giây giữa bạn và bất kỳ phương tiện nào phía trước. Điều đó có nghĩa là nếu xe phía trước đi qua cột điện thoại, bạn phải mất ba giây trước khi vượt qua. Quy tắc này được áp dụng vào mọi thời điểm trong ngày, đặc biệt là vào ban đêm.

Giữ khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước

Giữ khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm: 

2. Nắm rõ lộ trình đi đường tránh đi nhầm tuyến khi lái xe ô tô ban đêm

Tài xế lái xe vào ban đêm cần nắm rõ lộ trình di chuyển để chủ động tay lái hơn, tránh việc đi nhầm đường bởi khả năng quan sát tại ngã rẽ, nút giao và các biển báo có thể bị giới hạn. Việc trang bị hệ thống công nghệ định vị, bản đồ chỉ dẫn giúp ích rất nhiều cho tài xế trên nhiều phương diện như nhận biết sớm hướng di chuyển tiếp theo, ước tính khoảng cách đến nút giao gần nhất hoặc các điểm dừng chân, linh hoạt hơn trong trường hợp có sự cố xảy ra bất ngờ và buộc phải thay đổi lộ trình.

Lái xe ô tô vào ban đêm cần nắm rõ lộ trình di chuyển để tránh việc đi nhầm đường

Lái xe ô tô vào ban đêm cần nắm rõ lộ trình di chuyển để tránh việc đi nhầm đường (Nguồn: Sưu tầm)

3. Mệt mỏi, rượu và ma túy làm giảm khả năng lái xe, đặc biệt là vào ban đêm

Bạn càng nghỉ ngơi ít thì càng kém tập trung khi lái xe ô tô vào ban đêm. Nếu bạn cảm thấy mí mắt ngày nặng, khả năng tập trung suy giảm, hãy nghe nhạc hoặc hít thở không khí trong lành bằng cách mở cửa sổ có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo. Nhưng nếu không có hiệu quả thì điều quan trọng là phải thành thật với chính mình. Thay vì mạo hiểm vượt qua cơn mệt mỏi, hãy tìm nơi an toàn để dừng lại và nghỉ ngơi. 

Ngoài ra, việc sử dụng rượu bia hay các chất kích thích trước khi lái xe ô tô ban đêm cũng là một hành động nguy hiểm đối với tài xế và những người xung quanh. Sử dụng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá,... có thể làm tăng tần suất tim, kích thích hệ thần kinh khiến tài xế mất tập trung, giảm phản xạ và gây ra tai nạn. Do đó, trước khi lái xe ô tô vào ban đêm, tài xế không nên uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông vào ban đêm.

Tài xế không nên uống rượu bia khi điều khiển phương tiện

Tài xế không nên uống rượu bia khi điều khiển phương tiện để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất

4. Hạn chế lái xe ô tô ban đêm trên đường cao tốc hai làn

Tầm quan sát khi lái xe ban đêm không được tốt như ban ngày; nhất là những khu vực đường không có hệ thống đèn chiếu sáng. Bởi việc lưu thông trên đường cao tốc hai làn đi kèm với tốc độ cao cùng nhìn bị hạn chế đáng kể vào ban đêm, tài xế chỉ mất tập trung đôi chút có thể dẫn đến va chạm. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế đi trên đường cao tốc hai làn, nếu trường hợp cần thiết phải lái ô tô trên cao tốc vào ban đêm thì tài xế nên điều khiển xe chậm hơn, phù hợp khoảng chiếu sáng của hệ thống đèn và không vượt quá tốc độ cho phép.

Lưu thông trên cao tốc vào ban đêm đi chậm, không vượt quá tốc độ

Lưu thông trên cao tốc vào ban đêm đi chậm, không vượt quá tốc độ cho phép (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Quy tắc 3 giây và khoảng cách an toàn trên đường cao tốc

5. Đảm bảo kính chắn gió và gương luôn sạch sẽ

Tầm nhìn là một phần rất quan trọng của sự an toàn khi lái xe ô tô ban đêm. Bạn cần đảm bảo rằng kính chắn gió và gương của xe luôn sạch sẽ và trong suốt. Nếu kính chắn gió và gương bẩn sẽ phân tán ánh sáng, dẫn đến tình trạng lóa mắt. Vì vậy, bạn nên sử dụng dụng cụ lau kính chắn gió và gương thường xuyên để đảm bảo trong quá trình vận chuyển.

Đảm bảo rằng kính chắn gió và gương của xe luôn sạch sẽ và trong suốt

Đảm bảo rằng kính chắn gió và gương của xe luôn sạch sẽ và trong suốt (Nguồn: Sưu tầm)

6. Tắt các đèn nếu không cần thiết khi lái xe ô tô ban đêm

Nguồn sáng bên trong xe có thể gây mất tập trung khi mắt bạn di chuyển giữa đường bên ngoài và bảng điều khiển. Để khắc phục điều này, bạn hãy tắt các đèn nội thất không cần thiết và giảm độ sáng của đèn hiển thị. Bạn vẫn có thể nhìn thấy những tính năng quan trọng như đồng hồ tốc độ mà không có nguy cơ bị phân tâm do ánh sáng quá mức.

Tắt các đèn nội thất không cần thiết và giảm độ sáng của đèn hiển thị

Tắt các đèn nội thất không cần thiết và giảm độ sáng của đèn hiển thị (Nguồn: Sưu tầm)

7. Đảm bảo đèn pha luôn được sạch sẽ và hoạt động TỐT

Đèn pha là một điểm nổi bật khi lái xe ô tô ban đêm, vì vậy hãy đảm bảo chúng luôn được sạch sẽ và hoạt động tốt. Lớp nhựa bảo vệ trên đèn phải được vệ sinh sạch sẽ và bóng đèn bên trong phải đủ sáng để thực hiện công việc chiếu sáng. Bên cạnh đó, góc đèn pha ảnh hưởng đến việc di chuyển vào ban đêm, nếu đèn pha quá thấp, bạn sẽ không thể nhìn thấy những gì phía trước, nhưng quá cao thì có nguy cơ làm giảm tầm nhìn của các phương tiện đang chạy tới. Nếu bạn không thể tự điều chỉnh đèn pha thì có thể đến các đại lý hoặc cửa hàng ô tô để được trợ giúp.

Lái xe ô tô vào ban đêm cần đảm bảo đèn pha hoạt động tốt

Lái xe ô tô vào ban đêm cần đảm bảo đèn pha hoạt động tốt (Nguồn: Sưu tầm)

8. Chỉ sử dụng đèn chiếu xa nếu cần thiết khi lái xe ô tô ban đêm

Đèn pha hoạt động đúng cách sẽ cải thiện đáng kể tầm nhìn và có thể tạo điều kiện lái xe an toàn hơn, đặc biệt là ở những khu vực thiếu ánh sáng như phía sau. Tuy nhiên, sức mạnh của những đèn chiếu xa có thể làm chói mắt những người lái xe khác đang đi ngược chiều, vì vậy hãy chuyển sang đèn cos khi bạn phát hiện có xe đang chạy tới.

Sử dụng đèn chiếu xa ở những khu vực thiếu ánh sáng

Sử dụng đèn chiếu xa ở những khu vực thiếu ánh sáng (Nguồn: Sưu tầm)

9. Cần tập trung tối đa vào con đường đặc biệt giờ cao điểm

Lái xe ô tô ban đêm đòi hỏi sự tập trung tối đa hơn ban ngày, bởi tầm nhìn giảm, có nhiều động vật ở xung quanh và thời tiết có thể xấu. Vì vậy, bạn cần tập trung toàn lực vào con đường, đặc biệt là những khung giờ cao điểm. Đừng làm song song giữa việc lái xe và một số việc khác như: ăn uống, trò chuyện với hành khách hoặc nói chuyện điện thoại. Bạn cần cố gắng hết sức để tập trung vào con đường phía trước, để ý mọi chuyển động đột ngột trên đường, thường xuyên kiểm tra gương chiếu hậu, đồng thời hé cửa sổ một chút.

Lái xe ô tô vào ban đêm cần tập trung tối đa vào con đường

Lái xe ô tô vào ban đêm cần tập trung tối đa vào con đường, đặc biệt giờ cao điểm (Nguồn: Sưu tầm)

10. Không nhìn trực diện vào đèn pha xe ngược chiều khi lái xe ô tô ban đêm

Mặc dù bạn phải luôn để mắt đến đường đi, nhưng hãy tránh ánh mắt cố định và không bao giờ nhìn trực diện vào đèn pha xe ngược chiều. Việc nhìn trực diện vào đèn pha của xe ngược chiều có thể cản trở tầm nhìn của bạn và có khả năng khiến bạn bỏ lỡ chướng ngại vật phía trước. Khi đến gần một xe đang chạy tới, bạn hãy đảo mắt xuống hoặc sang phải để tránh bị chói mắt, sử dụng mép đường hay vạch kẻ làn đường bên phải làm hướng dẫn để đi đúng hướng. Chỉ ngước mắt lên khi bạn đã vượt qua chiếc xe đang tới.

Nhìn trực diện vào đèn pha của xe ngược chiều có thể cản trở tầm nhìn

Nhìn trực diện vào đèn pha của xe ngược chiều có thể cản trở tầm nhìn (Nguồn: Sưu tầm)

11. Quan sát kỹ biển báo xuất hiện trên tuyến đường

Biển báo giao thông là một công cụ cung cấp thông tin giá trị cho các tài xế, đặc biệt là các lái xe ô tô ban đêm. Do đó, bạn hãy quan sát kỹ các biển báo xuất hiện trên tuyền đường để đi đúng luật, tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn.  

Lái xe vào ban đêm cần quan sát kỹ lưỡng các biển báo trên đường

Lái xe vào ban đêm cần quan sát kỹ lưỡng các biển báo trên đường (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Tổng hợp các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất

12. Chuẩn bị sẵn vật dụng và tình trạng lái xe ô tô ban đêm trước chuyến đi

Khi lái xe không thể tránh khỏi các sự cố hư hỏng xe trên đường như: Chết máy, nổ lốp, chập cháy hệ thống điện,… Vì thế, bạn nên trang bị sẵn lốp xe cũng như các dụng cụ sửa chữa để có thể chủ động trong trường hợp không tìm được địa điểm sửa xe vào ban đêm. Đặc biệt là khi đi các chuyến xe đường dài, qua đường cao tốc hay những cung đường vắng vẻ.

13. Hạn chế vượt qua xe khác khi lái xe ô tô vào ban đêm 

Khi lái xe ô tô ban đêm, bạn nên tránh chen lấn khi có một phương tiện di chuyển chậm phía trước và một phương tiện khác bám sát phía sau. Nếu điều này xảy ra, bạn hãy giảm tốc độ để tăng khoảng cách giữa xe của mình và xe phía trước, sau đó vượt xe phía trước một cách an toàn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tín hiệu đường cao tốc, các tín hiệu này sẽ cho biết các mối nguy hiểm nào dễ xảy ra rủi ro/cảnh báo ở phía trước. 

Bạn nên tránh chen lấn khi có một phương tiện di chuyển chậm phía trước và một phương tiện khác bám sát phía sau

Bạn nên tránh chen lấn khi có một phương tiện di chuyển chậm phía trước và một phương tiện khác bám sát phía sau (Nguồn: Sưu tầm)

Mặc dù việc lái xe ô tô ban đêm dành cho người mới lái xe có khả năng xuất hiện một số tiềm ẩn rủi ro, nhưng việc tài xế biết những điều cần chú ý và có sự cẩn thận sẽ giúp bạn được an toàn. Đừng quên lập kế hoạch lộ trình của bạn, đưa ra quyết định thông minh và dựa theo 13 kinh nghiệm lái xe ô tô vào ban đêm trong bài viết này để giúp trải nghiệm lái xe trở nên an toàn hơn cho bản thân và mọi người tham gia giao thông trên đường.

Quý khách có thể liên hệ thông tin sau để biết thêm thông tin:

  • Tổng đài tư vấn: 1800 1524 - 0916 001 524
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

Khám phá thêm về Toyota tại:

Facebook | Youtube | Instagram