5 trường hợp sử dụng làn khẩn cấp an toàn và mức phạt 2024
Làn khẩn cấp là phần vị trí được thiết kế trên đường cao tốc phục vụ cho việc dừng đỗ của các phương tiện lưu thông khi có tình huống khẩn cấp xảy ra như xe hư hỏng, tai nạn giao thông,... Việc sử dụng làn đường này không đúng quy định sẽ bị xử phạt hành chính hoặc tước giấy phép lái xe.
1. Làn khẩn cấp trên cao tốc là gì?
Làn khẩn cấp là làn đường nằm ở bên phải ngoài cùng của đường cao tốc và được ngăn cách với làn đường chính bằng dải phân cách liền màu trắng (Căn cứ theo Quy chuẩn 41/2016 về báo hiệu đường bộ).
Các phương tiện khi tham gia giao thông gặp tình huống khẩn cấp sẽ di chuyển và dừng lại tại vị trí làn đường này để không gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác. Đây cũng là làn đường dành cho các loại xe ưu tiên (xe cứu thương, xe cứu hỏa, xa quân sự…) sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp.
Chiều rộng tiêu chuẩn của làn đường khẩn cấp là 3,3m (vừa đủ cho một chiếc xe tải lớn dừng đỗ). Có hai loại làn khẩn cấp là cứng và mềm. Làn đường khẩn cấp cứng được trải nhựa giống như mặt đường chính. Làn đường khẩn cấp mềm là phần lề đường sỏi hoặc cát.
Làn khẩn cấp trên cao tốc giúp các phương tiện dừng đỗ xe trong trường hợp cần thiết (Nguồn: sưu tầm)
2. 5 trường hợp ô tô được sử dụng làn khẩn cấp trên cao tốc
Điểm c, khoản 1, Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định người tham gia lưu thông trên cao tốc không được phép dừng lại tại làn đường khẩn cấp. Việc dừng, đỗ tại làn đường này chỉ áp dụng trong một số trường hợp sau đây:
- Xe bị hỏng hóc
- Không thể tiếp tục di chuyển
- Tài xế gặp vấn đề về sức khỏe
- Tai nạn giao thông
- Các trường hợp khẩn cấp khác
Trong quá trình di chuyển vào làn khẩn cấp, các chủ xe cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện tham gia giao thông.
- Bật đèn cảnh báo nguy hiểm báo hiệu cho các phương tiện đang lưu thông. Sau đó, người lái sẽ từ từ điều khiển xe vào sát làn đường bên tay phải.
- Sau khi xe đã dừng, chủ xe cần duy trì bật đèn cảnh báo để báo hiệu cho các xe phía sau đồng thời kéo tay phanh để tránh tình trạng xe bị trôi đường. Bên cạnh đó, các chủ xe cần đánh tay lái về phía bên phải. Trong tình huống xảy ra va chạm xe sẽ lao về phía bên ngoài của đường cao tốc thay vì lao vào làn đường chính.
- Khi xe dừng, chủ xe cũng như hành khách trên xe cần di chuyển đến vị trí an toàn, không đứng ở phía đuôi xe.
- Khi dừng xe vào ban đêm, chủ xe cần đặt biển phản quang cảnh bảo nguy hiểm giúp các phương tiện dễ dàng nhận biết.
- Liên hệ tới số điện thoại của xe cứu hộ hay đơn vị vận hành quản lý đường cao tốc để được hỗ trợ kịp thời.
Xe ô tô chỉ được dừng tại làn đường khẩn cấp trong một số trường hợp nhất định (Nguồn: sưu tầm)
3. Mức xử phạt ô tô dừng xe làn khẩn cấp sai cách
Điều 26, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các phương tiện không được phép lưu thông ở làn đường khẩn cấp trên đường cao tốc khi đang tham gia giao thông. Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có đưa ra mức phạt cụ thể đối với người vi phạm như sau:
- Người điều khiển xe chạy ở làn khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc, không nhường đường hoặc gây cản trở cho các phương tiện ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
- Người điều khiển bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Dừng đồ tại làn đường khẩn cấp sai quy định sẽ bị xử phạt (Nguồn: sưu tầm)
Làn khẩn cấp sử dụng cho một số trường hợp khẩn cấp khi tham gia giao thông. Người điều khiển các phương tiện cần nắm rõ các trường hợp được dừng đỗ cũng như các lỗi vi phạm trên đường cao tốc để tránh bị xử phạt và đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Quý khách có thể liên hệ thông tin sau để biết thêm thông tin:
- Tổng đài tư vấn: 1800 1524 - 0916 001 524
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
Tags: tra cứu phạt nguội ô tô
Khám phá thêm về Toyota tại: