Điều hòa ô tô không mát là tình trạng hệ thống làm lạnh đã được khởi động, gió vẫn thổi ra từ miệng gió điều hòa nhưng người dùng không có cảm giác lạnh. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa xe ô tô không mát:

Nguyên nhân

Giải pháp

Rò rỉ hoặc thừa gas điều hòa

Đưa xe đến trung tâm sửa chữa để nhân viên kỹ thuật kiểm tra và khắc phục sự cố.

Thiết bị ngưng tụ bị thủng, tắc hoặc hư hỏng

Đưa xe đến các trung trung tâm sửa chữa để thay mới thiết bị ngưng tụ.

Lọc gió bị bụi bẩn bám thành mảng dày

Vệ sinh bộ lọc gió thường xuyên hoặc thay mới nếu quá bẩn.

Dàn nóng ô tô bị bụi bẩn

Vệ sinh dàn nóng kết hợp vệ sinh khoang máy.

Nguồn điện sử dụng cho máy lạnh không ổn định

Đưa xe đến các trung tâm để nhân viên kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa hoặc thay mới dây dẫn bị hỏng.

Phin lọc gas bị nghẽn

Cần thay phin lọc gas mới định kỳ sau khoảng  12 - 18 tháng sử dụng.

Hỏng bộ cảm biến nhiệt

Sửa chữa hoặc thay mới bộ cảm biến nhiệt tùy thuộc vào mức độ hư hỏng.

Hệ thống điện của ô tô gặp vấn đề

Đưa xe đến trung tâm sửa chữa để được xử lý kịp thời, không nên tự thay tại nhà.

Dàn lạnh bị đóng băng

Đưa xe đến trung tâm sửa chữa để nhân viên kỹ thuật kiểm tra và vệ sinh dàn lạnh.

Cầu chì bị cháy

Đưa xe đến trung tâm sửa chữa để được xử lý kịp thời, không nên tự thay tại nhà.

1. Rò rỉ hoặc thừa gas điều hòa

Hiện tượng điều hòa ô tô không mát có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như thiếu gas, rò rỉ gas hoặc nạp thừa gas lạnh. Điều này chứng tỏ đã lâu chủ xe chưa thực hiện kiểm tra, nạp thêm hoặc thay gas mới cho ô tô. 

Nếu thiếu gas, áp suất sẽ giảm xuống dưới mức cho phép, công tắc áp suất thấp gây ngắt mạch và lốc lạnh ngưng hoạt động. Trường hợp thừa gas, khả năng làm lạnh cũng bị ảnh hưởng bởi áp suất sẽ cao hơn bình thường, đồng thời lốc lạnh cũng bị ngắt. Ngoài ra, nạp thừa gas cũng gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong hệ thống làm lạnh, thậm chí nguy hiểm hơn là gây cháy nổ. Dấu hiệu dễ nhận thấy khi thừa gas điều hòa là hiện tượng máy chạy chậm hơn, đóng/ngắt lốc lạnh xảy ra liên tục.

Cách khắc phục: Nếu phát hiện dấu hiệu bị rò rỉ hoặc thừa gas, chủ xe nên đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để nhân viên kỹ thuật kiểm tra và có giải pháp xử lý phù hợp.

Thiếu gas điều hòa ô tô

Điều hòa ô tô không mát có thể do thiếu gas (Nguồn: Sưu tầm)

2. Thiết bị ngưng tụ bị thủng, tắc hoặc hư hỏng

Thiết bị ngưng tụ có chức năng chuyển đổi khí Freon thành dạng lỏng. Nếu bộ phận này bị tắc, thủng hoặc hư hỏng thì môi chất lạnh sẽ ngưng chảy và làm cho không khí mát không tỏa ra từ điều hòa không khí. 

Cách khắc phục: Nếu nhận thấy bất kỳ vết thủng nào trong thiết bị ngưng tụ, hãy đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để thay mới.

3. Lọc gió bị bụi bẩn bám thành mảng dày

Lọc gió điều hòa có trách nhiệm lọc bụi bẩn và các dị vật, nên sau một thời gian dài hoạt động thì bộ phận này sẽ bị bám đầy bụi bẩn. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn sẽ kết thành từng mảng dày và ngăn cản gió đi vào trong, khiến quạt bên trong không hút đủ gió.

Cách khắc phục: Chủ xe cần vệ sinh hệ thống lọc gió điều hòa thường xuyên, nếu quá bẩn thì cần thay lọc gió mới. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, nên vệ sinh bộ lọc định kỳ sau khoảng 5.000km xe chạy và thay mới sau khi vận hành từ 20.000 - 30.000km.

Lọc gió điều hòa ô tô bị bẩn

Lọc gió bị bám bẩn khiến điều hòa ô tô hoạt động kém hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

4. Dàn nóng ô tô bị bụi bẩn

Dàn nóng ô tô có vai trò trao đổi nhiệt, tản và xả hơi nóng ra bên ngoài. Sau một thời gian sử dụng, dàn nóng sẽ bị bám nhiều bụi bẩn, làm giảm khả năng tản nhiệt, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm lạnh và gây nên hiện tượng điều hòa ô tô không mát.

Cách khắc phục: Chủ xe nên đưa ô tô đến các trung tâm sửa chữa để vệ sinh dàn nóng kết hợp vệ sinh khoang máy. Ngoài ra, chủ xe cũng cần dành thời gian để vệ sinh dàn nóng định kỳ sau 20.000 km vận hành.

5. Nguồn điện sử dụng cho máy lạnh không ổn định

Nguồn điện cung cấp cho máy lạnh không ổn định cũng có thể gây ra tình trạng hòa ô tô không mát. Cụ thể, dây dẫn từ ắc quy đến máy lạnh bị đứt hoặc hỏng sẽ làm cho thiết bị hoạt động không ổn định và chập chờn, lúc mát lúc không.

Cách khắc phục: Để giải quyết vấn đề này, chủ xe nên đưa ô tô đến các trung tâm để nhân viên kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa hoặc thay mới dây dẫn bị hỏng để đảm bảo nguồn điện được cung cấp một cách ổn định đến máy lạnh ô tô.

6. Phin lọc gas bị nghẽn

Phin lọc gas điều hòa ô tô là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống làm lạnh, có chức năng loại bỏ các tạp chất cho gas lạnh. Do đó, sau thời gian dài sử dụng, phin lọc gas thường bị nghẽn khiến môi chất lạnh không được truyền đến dàn lạnh, gây nên hiện tượng điều hòa ô tô không mát.

Cách khắc phục: Cần thay phin lọc gas mới định kỳ sau khoảng từ 12 - 18 tháng sử dụng. Bên cạnh đó, đối với trường hợp thay mới lốc lạnh, chủ xe cũng nên thay cả phin lọc gas để đảm bảo lốc lạnh hoạt động hiệu quả nhất.

7. Hỏng bộ cảm biến nhiệt

Bộ cảm biến nhiệt có nhiệm vụ đo và cung cấp thông tin về nhiệt độ trong xe. Dựa vào các thông số này, hệ thống điều khiển điều hòa sẽ tính toán và điều chỉnh mức làm lạnh phù hợp. Nếu bộ phận này bị hỏng hoặc điều chỉnh hoạt động sai cách, thông tin về nhiệt độ sẽ không chính xác và dẫn đến việc hệ thống không thể làm lạnh một cách hiệu quả.

Cách khắc phục: Đối với tình trạng lỗi này, chủ xe nên sửa chữa hoặc thay mới bộ cảm biến nhiệt tùy thuộc vào mức độ hư hỏng. Nếu chỉ có sự cố nhỏ hoặc điều chỉnh sai, chủ xe có thể điều chỉnh lại bộ cảm biến nhiệt hoặc sửa chữa nếu cần thiết. Tuy nhiên, nếu bộ cảm biến nhiệt bị hỏng hoàn toàn, việc thay bộ cảm biến mới là cách tốt nhất để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của hệ thống điều hòa ô tô.

8. Hệ thống điện của ô tô gặp vấn đề

Nhiệm vụ của hệ thống điện là điều khiển hoạt động tổng thể của hệ thống điều hòa ô tô. Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra trong mạch điện hay các thành phần điện khác, điều hòa sẽ không hoạt động được.

Cách khắc phục: Để xác định nguyên nhân chính xác của sự cố, chủ xe nên sử dụng các công cụ và thiết bị đo điện phù hợp để kiểm tra mạch điện, tụ điện, relay và bộ điều khiển. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức và kỹ năng cần thiết, nên mang xe đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra và sửa chữa.

Hệ thống điện ô tô gặp vấn đề

Hệ thống điện ô tô gặp vấn đề cũng là nguyên nhân khiến điều hòa không hoạt động (Nguồn: Sưu tầm)

9. Dàn lạnh bị đóng băng

Dàn lạnh điều hòa có nhiệm vụ hấp thụ và làm giảm nhiệt độ không khí đi qua nó, giúp khí gas điều hòa tỏa ra hơi lạnh và được quạt gió thổi vào cabin của xe ô tô. Sau một thời gian hoạt động, bộ phần này dễ bị bám bẩn, sinh ra nấm mốc và vi khuẩn, gây ra mùi khó chịu. Về lâu dài, dàn lạnh sẽ bị đóng băng, bám dày đặc vào các cửa gió và khe hở khiến không khí khó lưu thông, dẫn đến hiện tượng điều hoà ô tô không mát hoặc lúc mát lúc không.

Cách khắc phục: Để xử lý lỗi dàn lạnh bị đóng băng, cách tốt nhất là chủ xe cần đem ô tô đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra và vệ sinh dàn lạnh. Theo các hãng xe khuyến cáo, người lái nên chủ động kiểm tra và bảo dưỡng dàn lạnh điều hòa ô tô định kỳ sau khoảng 20.000 km vận hành.

10. Cầu chì bị cháy

Cầu chì bị cháy làm cho quá trình hoạt động của máy nén bị dừng khiến không khí nóng lan tỏa bên trong cabin. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không mát dù đã khởi động.

Cách khắc phục: Cần đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để xử lý kịp thời vấn đề cầu chì bị cháy, không nên tự thay tại nhà.

Điều hòa ô tô không mát là một trong những lỗi rất dễ gặp phải trong quá trình sử dụng xe. Để đảm bảo hệ thống làm mát luôn vận hành bền bỉ, chủ xe nên lưu ý bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa kịp thời để tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong xe. Theo khuyến cáo của các hãng xe, sau mỗi 5.000km vận hành là thời gian hợp lý để kiểm tra và vệ sinh bộ lọc gió điều hòa.

Với chủ xe Toyota, nếu gặp trục trặc khi sử dụng phương tiện, có thể đăng lý lịch bảo dưỡng tại các trung tâm bảo dưỡng Toyota trên toàn quốc để đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện phương tiện. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể liên hệ với Toyota qua:

Khám phá thêm về Toyota tại:

Facebook | Youtube | Instagram